Cậu bé vừa tốt nghiệp ĐH Nam Kinh và chuẩn bị theo học thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh. Đây là một dấu mốc quan trọng đối với Đa Đa và cả cha cậu – người từng vấp phải sự chỉ trích dữ dội vào năm 2012 khi bắt con trai (khi ấy 4 tuổi) cởi trần chạy dưới trời tuyết ở New York.
Video ghi lại được lan truyền khiến cộng đồng mạng “dậy sóng”. Cậu bé vừa chạy, vừa gào khóc nhưng người cha vẫn tiếp tục động viên con chạy trong thời tiết giá lạnh.
Đáp trả lại những lời chỉ trích, cha Đa Đa chia sẻ với Global Times về triết lý dạy con mang tên “Giáo dục đại bàng” của mình: “Giống như một con đại bàng, tôi đẩy con mình tới giới hạn để nó học cách bay”.
Hình ảnh cậu bé cởi trần chạy dưới thời tiết âm 13 độ từng khiến cộng đồng "dậy sóng" vào năm 2012
“Con trai tôi sinh non vào tháng thứ 7. Bác sĩ còn nói con có thể sẽ bị bại não”, cha Đa Đa kể lại.
Không chấp nhận thực tế, sau khi con được xuất viện, người cha quyết tâm xây dựng một giáo trình riêng mang tên “Giáo dục đại bàng” với những bài học cả về tâm lý, thể lực và học tập.
Thời gian biểu của cậu bé bất kể ngày lạnh giá hay trời nóng khắc nghiệt luôn bắt đầu từ lúc 6h45 sáng và đi ngủ lúc 8h30 tối. Các hoạt động bao gồm: chạy bộ, leo núi, leo dây, đạp xe, võ thuật, đọc sách, thậm chí là lái máy bay và lái thuyền buồm.
Từ những bài tập khắc nghiệt của cha mà lên 5 tuổi, Đa Đa có thể một mình leo 15 tiếng để chinh phục ngọn núi Phú Sĩ (Nhật Bản). Cậu bé cũng một mình tự lái máy bay nhỏ bay qua công viên động vật hoang dã ở Bắc Kinh.
Cũng trong năm này, Đa Đa còn đi bộ qua 1.800 km trên sa mạc bỏng rát. Người cha cho hay, có 5 hướng dẫn viên và nhiều thuốc men, dụng cụ hỗ trợ đi cùng cậu bé. "Chuyến đi này đã rèn luyện cho con trai tôi kỹ năng sinh tồn khi cháu tự tìm kiếm nước và thức ăn trên đường".
Lên 6 tuổi, Đa Đa đã viết thư cho hơn 50 nguyên thủ quốc gia; 7 tuổi xuất bản cuốn tự truyện; 8 tuổi một mình lái thuyền tự xoay sở giữa gió to, sóng lớn; 9 tuổi theo học tại ĐH Nam Kinh.
Những thành tựu đạt được khi tuổi đời còn nhỏ giúp cậu bé vinh dự nhận được 11 kỷ lục Guinness thế giới như Phi công trẻ nhất thế giới, Thủy thủ trẻ nhất thế giới,...
Đa Đa tốt nghiệp ĐH ở tuổi 11.
Phương pháp dạy con có phần khắc nghiệt, thế nhưng cuối tuần, cha của Đa Đa vẫn cho con thời gian nghỉ ngơi và giải trí. Cậu bé được cha đưa đi xem phim và có thể giao tiếp bình đẳng với nhau như những người bạn.
Được biết tới với tên gọi “người cha đại bàng”, cha Đa Đa đã tự xây dựng chương trình học cho con trai. Trong số đó có những môn về thể thao, EQ, IQ, đạo đức, sự nhận thức, lòng can đảm và ý thức,...
Ngoài ra, cũng có một số môn học “lạ” như môn Điện thoại thông minh hay Thiền để vẽ tranh (học sinh được bịt mắt, nghe nhạc, sau đó vẽ tranh bằng trí tưởng tượng của mình).
Một cuộc thăm dò được tiến hành bởi Ủy ban Công khai của Đảng ủy thành phố Nam Kinh cho thấy, hơn 50% số người được hỏi cho rằng phương pháp của “người cha đại bàng” là không hợp lý, 36% cho rằng cha mẹ nên tôn trọng mong muốn của chính đứa trẻ và 14% cho rằng phương pháp này là hợp lý.
Trường Giang
Nhờ có khuôn mặt giống hệt tỷ phú Jack Ma, từ một đứa trẻ nhà nghèo, Phạm Tiểu Cần bỗng chốc được ăn sung mặc sướng và trở thành gương mặt thương hiệu cho các nhãn hàng trong nước.
" alt=""/>Cậu bé từng bị cha bắt mình trần chạy dưới tuyết tốt nghiệp ĐH ở tuổi 11Gặp tai nạn nghiêm trọng, nam sinh học giỏi đành bỏ kỳ thi cấp tỉnh
Không còn tiền cầm cự, người phụ nữ xin giúp đỡ để sống thêm với con
Bé gái ung thư máu được bạn đọc giúp đỡ
Tình cảnh của cô bé Mạ Thị Lệ Tuyết (10 tháng tuổi, dân tộc H’Mông) khiến nhiều người rơi nước mắt. Bé bị ngã vào bếp lửa dẫn tới bỏng nặng ở hai tay, mặt và cổ, tính mạng gặp hiểm nguy trong khi cha mẹ lại quá nghèo.
Bé Tuyết là con gái đầu lòng của anh Mạ Văn Nó (SN 1988) và chị Lý Thị Băng (SN 2001), ở xóm Ràng Khoen, xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Hiện bé đang được điều trị tại Khoa bỏng trẻ em, Viện bỏng Quốc gia Hà Nội.
“Có lẽ nhìn thấy máy ảnh của anh cứ chớp chớp nên cháu sợ”. Chị Băng nói khi thấy con giật mình khóc trước phóng viên. Những ngày qua, bé Lệ Tuyết đã phải trải qua quãng thời gian đau đớn, đối diện với nhiều ca phẫu thuật. Cơ thể mới nhỏ xíu đã hình thành nỗi sợ dao kéo đến mức, mỗi lần nhìn thấy người lạ mang theo vật dụng, bé lại giật mình nức nở.
Vừa dỗ dành con, đưa tay gạt vội đi những giọt nước mắt đang rơi, chị Băng nghẹn ngào nhớ lại. Buổi chiều định mệnh 29/11, Tuyết ở nhà cùng bà nội tuổi đã cao trong khi vợ chồng chị đi làm nương. Trong lúc bà nội ra ngoài cho lợn ăn, bé chơi trong nhà không may bị ngã vào bếp lửa đang cháy ngùn ngụt. Chỉ trong chốc lát, cơ thể bé bị bỏng nặng, đặc biệt là ở hai tay, vùng mặt và cổ.
Sau khi sự việc xảy ra, bé đã được đưa đến bệnh viện huyện rồi chuyển lên tỉnh cấp cứu. Do tình trạng bỏng nặng phức tạp, các bác sĩ đã chuyển gấp bé lên Viện Bỏng Quốc gia tiếp tục điều trị.
![]() |
Cô bé liên tục khóc ngằn ngặt vì đau |
Bác sĩ điều trị trực tiếp cho biết: “Bệnh nhân Mạ Thị Lệ Tuyết bị bỏng lửa 16%, trong đó bỏng độ 4,5 mặt, cổ, tai, cánh tay phải. Phần mặt của bé bị ngã vào bếp nên tình trạng vô cùng nguy hiểm bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến mắt và toàn bộ vành tai phải. Không những vậy, cô bé còn bị hoại tử độ 5 ngón 2, 3, 4, 5 bàn tay phải. Hiện bé đã trải qua 4 lần phẫu thuật, dự kiến phải phẫu ít nhất 2 đến 3 lần nữa mới có cơ hội khỏe lại”.
Kể từ ngày con gái gặp nạn, vợ chồng anh Nó, chị Bằng lúc nào cũng quýnh quáng lo lắng. Hai người thay phiên nhau thức trông con cả ngày lẫn đêm, không ai dám chợp mắt. Bé Lệ Tuyết khóc lóc liên tục, đặc biệt là vào ban đêm, bé khóc gần như không ngớt khóc bởi vết bỏng gây ra quá nhiều đau đớn.
Con bị tai nạn kinh hoàng cần rất nhiều tiền để điều trị nhưng hoàn cảnh của vợ chồng anh Nó lại quá đỗi éo le. Anh chị là người dân tộc thiểu số, kinh tế chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng. Vừa cưới nhau chưa lâu rồi sinh con, cuộc sống còn gặp nhiều thiếu thốn.
![]() ![]() |
Những vết thương rướm máu khiến người lớn cũng phải rùng mình sợ hãi |
Không việc làm, không một xu dính túi, khi tai họa ập đến, để có tiền cho con cấp cứu, anh chị phải vay mượn nhiều người mới được 2 triệu đồng đóng tạm ứng viện phí. Số tiền còn lại đành xin bệnh viện cho khất nợ.
Những ngày xuống Hà Nội trông con, vợ chồng anh Nó không dám thuê nhà trọ mà cứ túc trực tại bệnh viện, lúc hành lang lúc phòng bệnh. Bữa cơm hàng ngày, anh chị cũng chỉ dám ăn chiếc bánh mì và đợi những suất cơm từ thiện.
![]() |
Anh Nó lo lắng cho số phận của con |
Mặc dù bé Lệ Tuyết là người dân tộc, được bảo hiểm hỗ trợ 100% nhưng những loại thuốc sử dụng ngoài danh mục bảo hiểm mới đáp ứng được. Hơn nữa, cuộc chiến sinh tử của bé là cả chặng đường dài chứ không phải ngày một, ngày hai nên gia đình vẫn đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Sắp tới, bệnh viện sẽ tiếp tục tiến hành phẫu thuật cho bé, nhiều loại chi phí cần trả vô cùng đắt đỏ. Với hoàn cảnh bất lực của gia đình lúc này, cơ hội cho bé Tuyết được phục hồi sức khỏe phụ thuộc hoàn toàn vào tấm lòng hảo tâm, sự ra tay giúp đỡ của Quý bạn đọc.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về: 1. Gửi trực tiếp: Anh Mạ Văn Nó/Chị Lý Thị Băng, xóm Ràng Khoen, xã Hạ Thôn, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. SĐT 0837513267 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.301 (bé Mạ Thị Lệ Tuyết) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Tại cuộc họp, ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT cho rằng, với tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay và việc khống chế dịch của TP trong thời gian qua, Sở GD-ĐT và Sở Y tế đề nghị cho học sinh THPT đi học trở lại từ ngày 9/3, còn học sinh các cấp từ mầm non đến THCS tiếp tục nghỉ thêm 1 tuần.
![]() |
Ông Chử Xuân Dũng, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội. Ảnh: Trần Thường. |
Ông Dũng cũng đề nghị, khi cho học sinh THPT đi học, yêu cầu các trường triển khai việc học 1 buổi, không tổ chức dạy thêm, học ngoại khóa. Các gia đình chủ động cho học sinh ăn sáng tại nhà và giảm tối đa việc hoạt động của căng tin.
Ông Dũng cho biết, Sở đã có chỉ đạo để chuẩn bị các điều kiện để đón học sinh đến trường. Đồng thời tiếp tục yêu cầu các nhà trường tập huấn xây dựng kịch bản, ứng phó với một số tình huống xảy ra. Trao đổi với phụ huynh để nắm được tình hình sức khỏe của học sinh. Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết, nước sát khuẩn, nhiệt kế,...
Đại diện Sở LĐ-TB&XH cho biết, hiện có 282/370 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (với 149.012 học sinh, sinh viên) đăng ký hoạt động trở lại. Tính đến hôm nay, có 205 đơn vị với số học sinh quay trở lại tổng cộng là 65.278/93.352, có 28.074 học viên nghỉ.
"Số trường chưa cho học sinh đi học có một số nguyên nhân. Thứ nhất, 100% các trung tâm giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên có số học sinh THPT vừa học văn hóa vừa học nghề, số này hiện vẫn nghỉ (18.058 em). Còn lại, một số học sinh, sinh viên của trường cao đẳng, trung cấp nghề là công dân của một số tỉnh mắc dịch bệnh, nên các trường chủ động cho các em nghỉ. Hầu hết các trường đã trang bị máy đo thân nhiệt, nhưng chưa đủ mỗi lớp 1 máy. 50% trường công lập đã bố trí mỗi lớp 1 máy. Số các doanh nghiệp có tham gia đào tạo nghề hầu hết chưa bố trí được mỗi lớp 1 máy", vị này nói.
Thay mặt Ban chỉ đạo, Phó Giám đốc Sở Y tế Hoàng Đức Hạnh cho biết, tính đến 15h chiều nay, Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp dương tính với Covid-19.
Ông Hạnh lưu ý trong những ngày gần đây, tình hình dịch Covid-19 tại Trung Quốc đang có xu
hướng giảm mạnh. Tuy nhiên, dịch bệnh lại lan nhanh và rộng ra các quốc gia khác ngoài Trung Quốc (tăng cả về số người mắc và số người tử vong), đặc biệt là tại một số quốc gia như Hàn Quôc, Italia, Iran, Nhật Bản, Tây Ban Nha...
Trong khi, TP Hà Nội thường xuyên có nhiều người nước ngoài đến sinh sống, làm việc, du lịch, tham quan và số người Việt từ các các nước trở về tăng nhanh. Vì vậy nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh là rất lớn, đòi hỏi TP không được lơ là, chủ quan.
Phát biểu kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung quyết định tất cả học sinh cấp THPT đi học trở lại từ ngày 9/3, để đảm bảo khung kế hoạch thời gian năm học mà Bộ GD-ĐT ban hành. Các cấp học còn lại nghỉ học đến hết ngày 15/3, còn việc đi học từ 16/3 hay không sẽ được quyết định tại cuộc họp ngày 13/3.
![]() |
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội quyết định cho học sinh từ lớp 9 trở xuống nghỉ hết ngày 15/3; học sinh bậc THPT đi học trở lại từ ngày 9/3. |
Ông Chung cho hay, hiện TP chưa phát sinh lây nhiễm, do đó cộng đồng cũng phải tự tin khả năng này là rất thấp.
"Các trường đã được khử khuẩn 6 lần. Cơ bản mỗi lớp đã đủ 1 máy đo nhiệt kế điện tử, giáo viên được tập huấn 2 lần. Chúng ta cũng đã phổ biến việc đo thân nhiệt học sinh tại lớp 2 lần lúc vào và ra về. Hằng ngày các trường phải tổ chức vệ sinh, khử khuẩn lớp, trường. Bố trí đủ nước, xà phòng, nước rửa tay khô ở các lớp. Phổ biển phụ huynh và các học sinh cố gắng không tập trung đông người. Ngoài ra, các trường phải bố trí các phòng để nếu có trường hợp nghi nhiễm thì đưa học sinh vào đó", ông Chung nói.
Ông Chung cũng đề nghị Sở Y tế và Sở GD-ĐT tiếp tục việc tuyên truyền, phố biến cho giáo viên công tác phòng dịch. Cùng đó, cử các đoàn đi kiểm tra việc thực hiện diễn ra nghiêm túc.
Trần Thường - Thanh Hùng
- Trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19, đến nay, nhiều địa phương đã quyết định tiếp tục cho học sinh nghỉ thêm so với các thông báo trước đó.
" alt=""/>Lịch đi học trở lại của Hà Nội sau ngày 8/3